Chi tiết

Kiến thức cơ bản về: Động đất

01/18/2025 17:14:30

  Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biên dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

Tâm chấn động đất từ năm 1963 đến 1998 (ghi nhận 358.214 trận động đất)


      Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây rađất lở,đất nứt,sóng thần,nước triều giả,đê vỡ, vàhỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất,sự chuyển động của mặt đấtgây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi làdư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà cácsóng địa chấnđược bắt đầu. Điểm này được gọi làchấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi làchấn tâm.

      Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.

Độ Richter

1–2 trênthang Richter

Không nhận biết được

7–8 trên thang Richter

Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.

2–4 trên thang Richter

Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại

4–5 trên thang Richter

Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể

8–9 trên thang Richter

Rất mạnh , phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị , có vết nứt lớn , vài tòa nhà bị lún

5–6 trên thang Richter

Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt

>9 trên thang Richter

Rất hiếm khi xảy ra

6–7 trên thang Richter

Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.

>10 trên thang Richter

Cực hiếm khi xảy ra

II. NGUYÊN NHÂN

     Động đất xảy ra khi có hiện tượng dịch chuyển, trượt của lớp vỏ trái đất dọc theo một đứt gãy, hoặc một khu vực của vỏ trái đất bị dồn nén và trồi lên một vị trí mới.

-    Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.

-    Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.

-    Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụthử hạt nhân dưới lòng đất.

-    Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn.

Quay lại
NDIS AI